
Thanh long ruột trắng
Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh Long là loài thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh Long là loài thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
Thông tin dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng trong 100 g quả thanh long (trong đó có 55 g ăn được) như sau:
- Nước 80-90 g
- Cacbohydrats 9-14 g
- Protein 0,15-0,5 g
- Chất béo 0,1-0,6 g
- Chất xơ 0,3-0,9 g
- Tro 0,4-0,7 g
- Năng lượng: 35-50 Cal
- Caroten (Vitamin A): dạng vết
- Thiamin (Vitamin B1): dạng vết
- Riboflavin (Vitamin B2): dạng vết
Thanh long là một loại quả có vị ngọt, chua, tính mát, trong Đông y có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Trong cây thanh long có chứa chất hentriacontane và sitosterol, 100g dinh dưỡng phần ăn được của thanh long có chứa: nước 84g, protein 1,4g, lipid 0,4g, glucid 11,8g, cellulose 1,4g, vitamin C 8mg, một ít vitamin A, chất nhầy. Vỏ trái cây thanh long dày giúp bảo quản được lâu, không bị hư thối và cũng tránh được nhiều sâu bệnh nên người trồng sẽ ít sử dụng thuốc sâu và các chất bảo vệ thực vật.
Ở các nước nhiệt đới và một số nước đới, người ta sử dụng thanh long như là món trái cây giải khát, tráng miệng ưa thích. Mặc dù trái thanh long để chín ăn mới ngon nhưng có một số người lại thích ăn khi trái vừa chín tới có hương vị chua chua, ngọt ngọt.
Những người bị béo phì, huyết áp cao nên ăn thanh long, vì trong nó có chứa chất nhầy sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol của thức ăn và muối mật. Vì vậy nó cũng rất thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên. Theo một số nghiên cứu thanh long còn có thể giảm tỷ lệ a xít uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gout, tiểu đường.
Chỉ cần 600-700g thanh long là đã đủ để cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể để chống lại các bệnh do thiếu vitamin C và bệnh scorbut. Thanh long có tác dụng giảm mỡ, giữ gìn vẻ đẹp làn da cho các chị em phụ nữ khi chế biến thành các thức uống như chè thanh long, nước ép thanh long, sinh tố thanh long, thạch thanh long…
Quả thanh long còn chứa chất albumin và anthocyanins quý hiếm, giàu vitamin và các chất xơ hòa tan. Trong đó, Albumin là chất keo dính có tác dụng giải các độc khi bị ngộ độc kim loại nặng.
Ngoài ra, cây thanh long còn có một số tác dụng khác:
- Thân cây có tác dụng giúp gân cốt co duỗi khỏe khoắn và làm thông suốt các kinh lạc và giải độc. Bạn gọt bỏ vỏ, gai, rửa sạch với nước muối, sau đó giã lấy nước bôi hoặc có thể dùng bã đắp vào những vết thương bị bỏng lửa, bỏng nước sôi, viêm tuyến mang tai, đinh nhọt, gãy xương.
- Hoa thì có tác dụng bổ phế, trừ ho. Với những người phối yếu hay bị ho đàm thì có thể lấy hoa thanh long nấu với thịt heo nạc ăn để điều trị bệnh. Dùng hoa thanh long tươi hoặc khô sắc uống hay hãm trà để uống có tác dụng chữa viêm phế quản, viêm hạch bạch, huyết thể lao và giải độc rượu…..