Nhiều năm qua Bình Thuận đã XK thanh long sang thị trường của nhiều nước châu Á, rồi Hà Lan, Ðức, Canada…song Hoa Kỳ vẫn được xem là thị trường khắt khe nhưng hấp dẫn nhất đối với trái thanh long. Mỗi lô hàng phải có giấy chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Mỹ (APHIS) và để bảo đảm sâu bệnh không vào được Hoa Kỳ, trước khi lên tàu thanh long phải được chiếu xạ cẩn thận bằng những phương tiện được APHIS chứng nhận.
Với diện tích gần 10 ngàn hécta, Bình Thuận là địa phương có diện tích thanh long lớn nhất nước, trong đó 80% tập trung ở hai huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Không ít hộ nhờ trồng thanh long, nhất là có biện pháp xử lý thanh long trái vụ mà đã có của ăn của để, nhiều gia đình đã sắm được nhà lầu, xe hơi. Để xử lý thanh long trái vụ, người trồng thanh long chuyên canh sẽ áp dụng kỹ thuật “chạy đèn” (thắp đèn cho vườn thanh long vào ban đêm) để kích thích cây ra hoa, kết hợp với quy trình bón phân, chăm sóc hợp lý. Trong đó phải kể đến qui trình bón phân, chăm sóc thanh long của Cty Hóa Nông Hợp Trí (Nhà Bè – TPHCM) được nông dân và các nhà khoa học đánh giá cao. Với qui trình này, trái thanh long dễ dàng vào thị trường Mỹ.
Những sản phẩm được áp dụng trong qui trình như: Super Humic, Bud Booster, Bortrac, Multipholate, Seniphos, Caltrac… đều là những sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Sử dụng những sản phẩm trên đúng cách sẽ giúp tăng chất lượng trái thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời mẫu mã trái cũng đẹp, bảo quản được dễ dàng hơn như: tai lá xanh, cứng, 3 tai ở đầu chớp trái dài khoảng 7cm, màu đẹp, ít nứt thối, ít bầm dập nên tươi lâu. Ngoài ra Cty Hợp Trí còn có chất bảo quản trái cây FreshSeal và sản phẩm rửa – bảo quản trái cây, rau, củ, hoa quả LonLife được sản xuất tại Mỹ, đạt tiêu chuẩn GlobalGap nên cũng được sử dụng trong qui trình.
Đối với cây thanh long, việc chăm sóc, bón phân đúng cách để cây luôn luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt là rất quan trọng. Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng, tuổi cây mà số lượng và chủng loại phân bón cũng khác nhau. Trong đó, nên chú ý bón nhiều phân chuồng hoai mục trộn với Super Humic và lân ngay sau thu hoạch đợt cuối và khi tỉa cành – tạo tán. Hiện Bình Thuận có hai đơn vị là Cty TNHH Thanh long Hoàng Hậu và trang trại Duy Lan được cấp chứng chỉ EurepGap, HTX thanh long Hàm Minh được nhận chứng chỉ GlobalGap (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn quốc tế).
Ông Nguyễn Thuận, Chủ nhiệm HTX Thanh long Hàm Minh- một trong những đơn vị sử dụng sản phẩm của Cty Hợp Trí cho biết, để có chứng chỉ EurepGap và xuất hàng sang châu Âu, HTX phải đảm bảo đủ 200 tiêu chuẩn, trong đó 100 tiêu chuẩn phải thực hiện nghiêm ngặt. Khó khăn là vậy, nhưng để được Cục Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ “gật đầu”, trái thanh long còn bị thử thách qua nhiều công đoạn khác như đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ, được cơ quan NK nước này chứng nhận không có sâu bệnh hại, được chiếu xạ để diệt khuẩn...
Ðể nhân lên kết quả này, tỉnh Bình Thuận cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung, từ đó có điều kiện xử lý các vấn đề kỹ thuật từ khâu sản xuất, thu hoạch, đóng gói bảo quản, vận chuyển đến khi lên tàu. Các cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp giúp địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, cho các nhân viên tác nghiệp trong các công đoạn trong qui trình khép kín này. Tạo mối liên kết bền chặt giữa nhà XK với nhà sản xuất, nhà sản xuất, cung ứng vật tư, phân bón bảo đảm thực hiện, giám sát chặt chẽ theo qui trình giữ tín nhiệm với khách hàng và hài hòa lợi ích của các bên.
“Mặc dù rất vất vả mới đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, nhưng tôi tin rằng, thanh long Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế. Đây là cơ hội, niềm vinh dự cho người trồng thanh long ở Bình Thuận, đồng thời cũng là thử thách đòi hỏi chúng tôi phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ để vươn ra nhiều thị trường tiềm năng khác. Theo tôi, làm nông nghiệp không thể đứng yên một chỗ mà cần phải đầu tư nhiều chất xám hơn để chủ động trước thị trường”, ông Thuận chia sẻ.
Hy vọng trong tương lai, với qui hoạch 10.000ha thanh long vào năm 2010, cùng với sự liên kết giữa “bốn nhà”, trong đó có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón như Cty Hợp Trí… sẽ góp phần đưa thanh long Việt Nam đến với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ.
- Thanh long ruột đỏ, xoài có cơ hội đến Nhật Bản (20.09.2015)
- Nhật Bản mở cửa nhập khẩu xoài của Việt Nam từ tháng 9/2015 (20.09.2015)
- Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả Thanh long (20.09.2015)
- Bình Thuận xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản (08.08.2014)
- Lô thanh long đầu tiên của VN vào New Zealand (27.06.2014)
- Họp song phương Việt Nam và Hàn Quốc về kiểm dịch thực vật (24.06.2014)
- Thanh long sấy xuất sang Mỹ (05.06.2014)
- Lễ ký kết đảm bảo Thanh long Việt Nam chính thức vào New Zealand (28.05.2014)
- Phụ thuộc thị trường Trung Quốc: Thanh long Bình Thuận có nguy cơ đi vào… ngõ cụt (28.05.2014)