Thanh Long RIGON RIGON Thanh Long Bưởi xuất khẩu US Bưởi xuất Mỹ Bưởi xuất Úc Bưởi xuất khẩu
Thanh Long

RIGON là thương hiệu của Công ty TNHH XNK Nông Sản Hồng Ân. Ri là từ viết tắt của tiếng La tinh “Rex et Imperator” có nghĩa là “Vua và Hoàng đế” và Gon là phần cuối trong từ tiếng Anh “Dragon” của cụm từ “Dragon fruit” (có nghĩa là “Thanh long”).

RIGON

RIGON là thương hiệu của Công ty TNHH XNK Nông Sản Hồng Ân. Ri là từ viết tắt của tiếng La tinh “Rex et Imperator” có nghĩa là “Vua và Hoàng đế” và Gon là phần cuối trong từ tiếng Anh “Dragon” của cụm từ “Dragon fruit” (có nghĩa là “Thanh long”).

RIGON

RIGON là thương hiệu của Công ty TNHH XNK Nông Sản Hồng Ân. Ri là từ viết tắt của tiếng La tinh “Rex et Imperator” có nghĩa là “Vua và Hoàng đế” và Gon là phần cuối trong từ tiếng Anh “Dragon” của cụm từ “Dragon fruit” (có nghĩa là “Thanh long”).

Thanh Long

RIGON là thương hiệu của Công ty TNHH XNK Nông Sản Hồng Ân. Ri là từ viết tắt của tiếng La tinh “Rex et Imperator” có nghĩa là “Vua và Hoàng đế” và Gon là phần cuối trong từ tiếng Anh “Dragon” của cụm từ “Dragon fruit” (có nghĩa là “Thanh long”).

Bưởi xuất khẩu US

Bưởi da xanh có hình cầu, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/quả. Khi chín, vỏ bưởi có màu vàng nhạt, dễ bóc và khá mỏng. Những nụ bưởi có màu hồng hấp dẫn. Loại quả này được ưa chuộng vì có vị ngọt, không chua và mùi thơm đặc trưng. Hương vị trở nên phong phú hơn ngay cả khi nó chín trong 1 tuần.

Bưởi xuất Mỹ

Bưởi da xanh có hình cầu, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/quả. Khi chín, vỏ bưởi có màu vàng nhạt, dễ bóc và khá mỏng. Những nụ bưởi có màu hồng hấp dẫn. Loại quả này được ưa chuộng vì có vị ngọt, không chua và mùi thơm đặc trưng. Hương vị trở nên phong phú hơn ngay cả khi nó chín trong 1 tuần.

Bưởi xuất Úc

Bưởi da xanh có hình cầu, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/quả. Khi chín, vỏ bưởi có màu vàng nhạt, dễ bóc và khá mỏng. Những nụ bưởi có màu hồng hấp dẫn. Loại quả này được ưa chuộng vì có vị ngọt, không chua và mùi thơm đặc trưng. Hương vị trở nên phong phú hơn ngay cả khi nó chín trong 1 tuần.

Bưởi xuất khẩu

Bưởi da xanh có hình cầu, nặng trung bình 1,2-2,5 kg/quả. Khi chín, vỏ bưởi có màu vàng nhạt, dễ bóc và khá mỏng. Những nụ bưởi có màu hồng hấp dẫn. Loại quả này được ưa chuộng vì có vị ngọt, không chua và mùi thơm đặc trưng. Hương vị trở nên phong phú hơn ngay cả khi nó chín trong 1 tuần.

Hỗ trợ trực tuyến
(+84) 97 4800618
Ms Rose  (+84) 97 4800618
Email:binhan7480@gmail.com
Video
Tin tức mới
Tiêu chuẩn nhập khẩu Thanh Long vào thị trường Nhật Bản
Các yêu cầu đối với việc nhập khẩu Xoài của Hàn Quốc
Kim ngạch nhập khẩu rau hoa quả ước đạt 82,9 triệu USD trong...
Trung Quốc sẽ cạnh tranh xuất khẩu thanh long với Việt Nam
Lô xoài đầu tiên đến Hàn Quốc
Giá trung bình xuất khẩu thanh long các năm 2013-2014:
Thanh long Việt Nam được phép nhập khẩu vào New Zealand
Kinh nghiệm trồng thanh long ở Đài Loan
Sản xuất và phát triển thị trường thanh long bền vững
Phụ thuộc thị trường Trung Quốc: Thanh long Bình Thuận có nguy...
Lễ ký kết đảm bảo Thanh long Việt Nam chính thức vào New...
Thanh long sấy xuất sang Mỹ
Họp song phương Việt Nam và Hàn Quốc về kiểm dịch thực vật
Lô thanh long đầu tiên của VN vào New Zealand
Bình Thuận xuất khẩu thanh long sang Nhật Bản
Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả Thanh long
Nhật Bản mở cửa nhập khẩu xoài của Việt Nam từ tháng 9/2015
Thanh long ruột đỏ, xoài có cơ hội đến Nhật Bản
Xoài Việt Nam chính thức vào thị trường Hàn Quốc
Hội đàm song phương Việt - Nhật về kiểm dịch thực vật
Thanh long Việt Nam sắp trở lại Đài Loan
Con đường đưa thanh long Bình Thuận vào Mỹ
Bài thuốc từ thanh long
Tác dụng giảm béo của quả thanh long
Trái Thanh long và vẻ đẹp làn da
Thanh long Bình Thuận đã được trồng trên đất California (Mỹ)
Lợi ích dinh dưỡng từ trái thanh long
Nhật Bản mở cửa nhập khẩu xoài của Việt Nam từ tháng 9/2015
Theo thông báo từ phía Nhật Bản, từ tháng 9/2015 sẽ mở cửa nhập khẩu đối với quả xoài của Việt Nam.

Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, nhiều loại trái cây của Việt Nam như thanh long, xoài, vú sữa, chôm chôm sắp được xuất khẩu sang các thị trường mới như Nhật Bản, Mỹ, Úc, New zealand, Đài Loan...

Nhật Bản cho phép Việt Nam xuất khẩu xoài tươi sang thị trường Nhật Bản từ tháng 9/2015

Trước hết là thị trường Nhật Bản, Cục Bảo vệ Thực vật đã đàm phán và đi đến yêu cầu kiểm dịch thực vật cuối cùng giữa hai bên. Theo thông báo từ phía Nhật Bản, tháng 9 này họ sẽ mở cửa đối với quả xoài.

Việc trái xoài được phép xuất khẩu sang Nhật Bản có thể xem là một kỳ tích, bởi hiện nay mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu sang thị trường này. Trước đó, tại cuộc họp Đối thoại Hợp tác nông nghiệp Việt Nam- Nhật Bản diễn ra vào giữa tháng 8, Việt Nam đã đề nghị Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài và xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi Việt Nam.

Ngoài thị trường Nhật, hiện tại phía New Zealand cũng đã thông báo, tháng tới họ sẽ sang đánh giá và sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu chôm chôm trở lại. Đặc biệt Đài Loan đã có điều kiện nhập khẩu cuối cùng với quả thanh long của Việt Nam.

Còn Úc cũng đàm phán thống nhất trước tháng 12/2015 sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu xoài trở lại. Với thị trường Mỹ, cũng đã hoàn tất các kỹ thuật với hai loại quả là quả vú sữa, xoài.

“Bộ Nông nghiệp cũng như các cơ quan đang thúc đẩy Mỹ cho phép Việt Nam xuất khẩu. Vì hiện nay đã hoàn tất thủ tục nhưng không hiểu lý do gì vẫn chưa cho phép xuất khẩu hai loại trái cây này sang thị trường Mỹ”, ông Trung nói.

Theo ông Trung, riêng đối với thị trường Trung Quốc, chỉ trong 8 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc 700.000 tấn Thanh Long (bằng sản lượng xuất khẩu cả năm 2014) và 130.000 tấn nhãn, 77.000 tấn vải và 3.000 tấn ngô.

Trước việc hiện nay trong nước đang xảy ra tình trạng thanh long, khoai lang, chanh và một số cây trồng khác lại rớt giá thê thảm, ông Nguyễn Như Cường, Cục Phó cục trồng trọt cho hay, trong vấn đề sản xuất trồng trọt Bộ NN&PTNT đã có chủ trương giải vụ theo tỷ lệ 6:4 . Nghĩa là 6 chính vụ và 4 giải vụ. Thực hiện giải vụ sẽ hạn chế tính thời vụ của các sản phẩm nông nghiệp, phân đều qua các năm, nâng cao giá trị hàng hóa và giảm dư thừa nông sản. Bên cạnh đó là đẩy mạnh thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ông Cường cho biết, năm 2013-2014 vải giảm giá ê chề, nhưng sang năm nay đã được giải quyết, khắc phục. Bộ NN&PTNT cũng đã có điều chỉnh về sản xuất, quy hoạch sản xuất, phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu nên đã khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Diệu Thùy